Sự trung thực rất quan trọng trong hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS

Thứ sáu - 28/03/2014 11:44
Mục tiêu của hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS là hướng đến phát triển một nền hữu cơ toàn diện và thật sự, đáp ứng được yêu cầu của Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM. Cách đây 10 năm nhà nước ta có chú ý đến sản xuất rau an toàn theo GAP, VietGAP nghĩa là có bón phân vô cơ và phun thuốc hóa học 1 cách hợp lý và hiểu hợp lý thế nào và thực chất GAP có hạn chế được hóa chất hay không? Vẫn còn nhiều nghi vấn bởi ý thức của nông dân chưa được cải thiện, hình như thiếu sự trung thực trong sản xuất theo GAP, VietGAP, do vậy cho đến nay hầu như vẫn chưa có rau an toàn đúng nghĩa.
Sự Trung thực trong PGS
Sự Trung thực trong PGS

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được hình thành theo truyền thống của cha ông ta từ thời xa xưa, nghĩa là cây trồng vật nuôi được  phát triển tự nhiên không có tác động của hóa chất cùng với sự hỗ trợ của các tiến bộ kĩ thuật.  Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS với mạng lưới giám sát cùng có sự tham gia của các bên liên quan trong chuỗi sản phẩm hữu cơ sẽ giúp đảm bảo sản phẩm thực sự tin cậy. Mỗi cây trồng, mỗi vùng miền lại có những đòi hỏi riêng, những điểm nhấn riêng trong sản xuất, nhưng ở bất cứ đâu, tính TRUNG THỰC trong hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS vẫn luôn được coi trọng hàng đầu để tạo ra các sản phẩm hữu cơ thật sự cung cấp cho người tiêu dùng.

 

      Nếu như trong hệ thống giáo dục Đại học – bậc học cao nhất từ phổ thông đến đào tạo nghề cơ bản, bậc học có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực mà chúng ta thường gọi là những trí thức tương lai của đất nước. Trong giáo dục đại học thì nền tảng là tri thức, nhưng đạo đức con người lại quyết định đến sự thành bại của cái gọi là con người có ích cho xã hội. Câu hỏi đặt ra ở bậc Đại học là nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu rằng nghiên cứu khoa học là đặc trưng cơ bản trong các trường đại học. Đặc biệt ở thời điểm chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học chính là để đổi mới giáo dục đại học. Vậy đâu là đức tính cần có trước tiên cho một sinh viên? hay cho một người làm khoa học? Đó chính là tính trung thực.

 

       Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ để thúc đẩy sản xuất thì yếu tố nào là chính, phải chăng là nông dân? phải chăng là hệ thống sản xuất? hay là nhà bán lẻ tiêu thụ sản phẩm?… Theo tôi xuất phát điểm cũng từ sự trung thực xuyên suốt hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS, từ A đến Z, từ khi làm đất gieo trồng cho đến khi sản phẩm được thu hoạch, đóng gói đưa ra thị trường cho đến tay người tiêu dùng. Khoa học và đức tính trung thực nếu đặt cạnh nhau thì thật khó cắt nghĩa, bản thân khoa học đã hàm chứa tính trung thực. Trung thực đời thường khác trung thực khoa học. Có những sự việc khi đặt trong hoàn cảnh bình thường thì đã được đánh giá là trung thực, song khi đặt trong những yếu tố đòi hỏi có sự kiểm nghiệm của khoa học thì sự trung thực ấy chỉ có thể ở một phần trăm nhỏ hơn. Trung thực trong khoa học là thứ trung thực cao hơn, thứ trung thực tuyệt đối. Làm khoa học nông nghiệp phải trung thực tuyệt đối, hay nói nôm na là trung thực từ A đến Z, từ thuyết minh đề tài, đến tiến hành nghiên cứu, đến công bố và đánh giá kết quả và trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng vậy. Muốn trung thực thì trước hết phải có lòng tự trọng, không tự lừa dối mình, trung thực trước hết với chính mình. Khi còn là sinh viên, tôi rất tâm đắc với sự giáo dục đạo đức của cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp: “Người bình thường thiếu lòng trung thực đã làm hại cho xã hội, người làm khoa học thiếu đức tính trung thực sẽ hại cho xã hội gấp nhiều lần”.

 

        Thực tế trong xã hội hiện nay vẫn đang tồn tại những kiểu “sao chép” copy đề tài, sáng kiến khoa học, những kiến thức trong các cuốn sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc sao chép lại những thông tin ở các tạp chí khác… Đây là một kiểu của sự thiếu tính trung thực, là một hiện tượng đáng báo động trong sinh viên, trong giới khoa học, trong trường đại học và trong các tổ chức xã hội, hiệp hội... Một kiểu “mượn” kiến thức, mượn tư duy người khác để biến thành của mình và kết quả là sự phản tính khoa học, chưa kể đến sự nguy hại từ kết quả nghiên cứu khoa học của tư duy “vay mượn” mang lại. Hư danh cũng là một kiểu kết quả của sự thiếu trung thực mà xã hội đang phải đối mặt, đau đầu với hiện trạng thiếu trung thực, cần thiết phải loại bỏ, nếu không sẽ làm hỏng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam vì sẽ quay lại sản xuất giống như GAP, VietGAP.

 

 

      Thật không công bằng nếu chỉ nói trong khoa học nông nghiệp mới có sự gian dối. Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều hiện tượng, những con người thiếu sự trung thực, song có thể sự thiếu trung thực ở một hoàn cảnh nào đó mà chúng ta có thể tặc lưỡi cho qua thì với khoa học trong hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS hữu cơ là nơi cuối cùng tuyệt đối không thể chập nhận được sự nhập nhằng, sự thiếu minh bạch. Như đã nói ở trên, khái niệm khoa học trong hệ thống PGS là sự đối lập tuyệt đối với gian dối, nó là hai thái cực không có sự dung hoà, mà nếu có “sự dung hoà” bắt buộc thì sản phẩm tạo ra sẽ luôn có hại, chứ không thể có lợi được.

 

        Tính trung thực là một trong hai đức tính căn bản của đạo đức và là đức tính cao nhất của ý chí. Mà hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS có một nội dung cơ bản liên quan đến tính minh bạch nghĩa là phải xây dựng đạo đức tư cách cho người nông dân sản xuất hữu cơ, cho nhà doanh nghiệp bán sản phẩm hữu cơ và người tiêu dùng giám sát sản phẩm hữu cơ… Theo tôi sự trung thực cũng vẫn là đức tính cần thiết nhất ở mỗi một con người, vì nếu chính ta không trung  thực với chính bản thân mình thì không thể nào trung thực được với xã hội, mà hệ thống PGS là một hệ thống khoa học mang tính công khai minh bạch và trung thực. Nên chăng chúng ta coi sự trung thực khoa học trong hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS giống như những tấm bảng chỉ đường cho người nông dân, nhà doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cho sinh viên ở các trường Đại học, cho cán bộ khoa học, đặc biệt là cán bộ kĩ thuật trong mọi tổ chức doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam?

 

       Cá nhân tôi tin tưởng rằng nếu duy trì tốt tính trung thực trong hệ thốngPGS thì chắc chắn Việt Nam ta sẽ có nhiều sản phẩm hữu cơ thật sự và có thể tự hào với Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM về một nền nông nghiệp hữu cơ phổ biến, trong tương lai gần nhất sẽ cung cấp cho nhiều người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Hy vọng hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS  Việt Nam sẽ là nền tảng của sự trung thực trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Rất mong các thành viên trong hệ thống PGS Việt Nam phát huy cao độ sự trung thực để phát triển lành mạnh và minh bạch các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

 

GS.TS Phạm Thị Thùy

Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
CODAS
Bác Tôm
Rau Tràng An
Tâm Đạt Hữu Cơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây