TRẢI LÒNG CỦA ''THUYỀN TRƯỞNG" PGS HỮU CƠ VIỆT NAM (P1)

Thứ sáu - 28/10/2022 03:58
Đối với PGS Việt Nam, hành trình sang năm thứ 15 không quá dài, không quá ngắn nhưng đó là một chặng đường "đủ" để thấy nỗ lực, sự "trăn trở" của những người đồng hành. Chúng tôi viết nhiều, nói nhiều, nhưng chưa có một lần nói về người "thuyền trưởng" của chúng tôi. Hòa chung vào không khí của Lễ Kỷ niệm và Tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2022 của Hiệp hội NNHC Việt Nam, chúng tôi xin được chia sẻ về PGS và đôi nét về bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam, người đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Bà Nhung hạnh phúc bên rau hữu cơ PGS tại triển lãm ở Tp.HCM
Bà Nhung hạnh phúc bên rau hữu cơ PGS tại triển lãm ở Tp.HCM
  1. Xin bà cho biết, hệ thống đảm bảo cùng tham gia (gọi tắt là PGS) Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau 3 năm triển khai dự án “Phát triển khung thị trường và sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” (2005-2012) do tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á-Đan Mạch (ADDA) tài trợ được thực hiện qua đối tác Hội Nông dân Việt Nam (VNFU), Vào năm 2008, nông dân tham gia dự án đã có những sản phẩm đầu tiên cần giới thiệu tới người tiêu dùng địa phương trong bối cảnh thị trường mất lòng tin về sản phẩm được gọi là “An toàn”.  Mặc dù bộ tiêu chuẩn ngành về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến 10TCN 602-2006 đã được Bộ Nông nghiệp ban hành vào tháng 12/2006, nhưng các thông tư, quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn này đã không được ban hành hoặc được miêu tả trong bộ tiêu chuẩn. Cũng tại thời điểm đó, Việt Nam chưa có bất cứ hệ thống chứng nhận nào cho sản xuất và chế biến nông sản hữu cơ cho thị trường nội địa. Trong hoàn cảnh này, dự án đã giới thiệu hệ thống PGS như một giải pháp và các bên liên quan đã đồng thuận chấp nhận thực hiện áp dụng hệ thống PGS làm hệ thống giám sát và đảm bảo cho sản phẩm hữu cơ vào tháng 10/2008, với mục đích giúp nông dân tiếp cận sản phẩm hữu cơ ra thị trường địa phương, tạo cơ hội cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm hữu cơ thực sự chất lượng
Không có mô tả ảnh.
Bà Nhung bên ruộng rau của nông dân
  1. Thời gian qua, cụm từ “PGS” đang bị nhiều người hiểu nhầm là viết tắt của từ “Phó Giáo Sư”, bà có suy nghĩ như thế nào? Vậy bà có thể giải thích rõ hơn về cụm từ “PGS”?
PGS là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ được viết tắt là PGS từ cụm từ tiếng Anh “Participatory Guarantee System”. Ở Việt Nam cụm từ “PGS” từ rất lâu được mọi người luôn nhớ là tên viết tắt của cụm từ “Phó Giáo Sư”, vì thế thời gian đầu rất nhiều người Việt, kể cả cơ quan truyển thông khi biết đến cụm từ này đều tưởng là “Phó giáo sư”. Sau khi dự án kết thúc vào tháng 9/2012, cùng nỗ lực của các nhà bán lẻ đưa sản phẩm PGS ra thị trường, người tiêu dùng được giải thích khi mua sản phẩm, được tiếp xúc với nông dân làm ra sản phẩm đã dần hiểu và quen thuộc với cụm PGS từ này khi nó gắn trên bao bì sản phẩm cùng logo nhận diện        
Theo định nghĩa của Liên Đoàn các phong trào Nông Nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM – 2008), PGS là một hệ thống ở đó có sự tham gia của các bên liên quan vào đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm, tập trung vào thị trường địa phương. Người sản xuất được xác nhận sự tuân thủ dựa vào sự tham gia tích cực của các bên liên quan bao gồm cả người sản xuất và người tiêu dùng tham gia trong hệ thống. PGS được tạo dựng dựa vào lòng tin, dựa vào mạng lưới cộng đồng xã hội và sự chia sẻ học hỏi nhau. Hệ thống này hoạt động độc lập với hệ thống chứng nhận của bên thứ ba 
Không có mô tả ảnh.
  1. PGS Việt Nam giữ vai trò gì trong việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam?
PGS cùng sự tham gia của mọi thành phần trong toàn bộ chuỗi sản phẩm, từ hình thức tổ chức đến cá nhân, từ khâu sản xuất đến kinh doanh, tiêu dùng; Từ vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn nhà nước, đến các tổ chức phi chính phủ trong nước và Quốc tế đang được vận dụng để quản lý chất lượng đặc biệt cho đối tượng nông dân sản xuất nhỏ chiếm hơn 60% dân số Việt Nam. Họ là những lực lượng chính tạo ra thực phẩm tiêu dùng, nhưng hầu hết tự vận hành sản xuất trên đồng ruộng nhỏ lẻ, manh mún và phương thức sản xuất được định hướng bởi thương lái thu mua sản phẩm của họ. Đây chính là những nguy cơ lớn cho sự mất ATTP khi khả năng kiểm soát chất lượng sản xuất của nông dân quy mô nhỏ bị bỏ ngỏ. PGS đã tập hợp nông dân sản xuất nhỏ tạo một mạng lưới cơ sở có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức sản xuất có kỷ luật và thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tận bàn ăn. Dù chậm, nhưng kiên định, các sản phẩm hữu cơ PGS đã dần lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Sau hơn 13 năm, sự có mặt các sản phẩm hữu cơ PGS đầu tiên trên thị trường vào năm 2009, các sản phẩm hữu cơ của hệ thống PGS đầu tiên ở Việt Nam dần được người tiêu dùng chấp nhận đã mở ra thêm nhiều cơ hội sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở các địa phương, thúc đẩy ra đời hàng loạt các chính sách phát triển NNHC của nhà nước đáp ứng mong đợi của người sản xuất và nhu cầu ngày càng cao của thị trường  
Rau PGS Hữu cơ trưng bày tại Tp. HCM - tháng 9, 2022. Bà Nhung và cộng sự mang sản phẩm đi khắp mọi nơi để quảng bá cho nông dân


Bài viết có nhiều phần, bạn đọc vui lòng theo dõi....
PV: Mai Chiến
Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Hình ảnh: Hiệp hội NNHC Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
Rau Tràng An
Bác Tôm
CODAS
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây