LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VOAA VÀ TÔN VINH ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TOÀN QUỐC 2022

Chủ nhật - 27/11/2022 21:03
Sáng 26/11, tại Trung tâm phát thanh Truyền hình Quân đội (165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VOAA và Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc. 
LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VOAA VÀ TÔN VINH ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TOÀN QUỐC 2022

Sáng 26/11, tại Trung tâm phát thanh Truyền hình Quân đội (165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VOAA và Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc.

10h30: Buổi Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VOAA và Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc kết thúc trong sự hân hoan, vui mừng của các đại biểu, khách quý vì sự phát triển NNHC Việt Nam đã bước lên một tầm cao mới.

10h25: Ông Đỗ Văn Chiến và ông Nguyễn Quốc Toản trao kỷ niệm chương cho những đóng góp vào sự phát triển của NNHC cho Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch VOAA.

 Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ 3 từ trái sang) và TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch VOAA (thứ 4 từ trái sang) nhận kỷ niệm chương vì những đóng góp to lớn cho sự phát triển của NNHC Việt Nam

10h15: Chủ tịch HĐTQ Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, ông Vijay Kumar Pandey phát biểu chúc mừng buổi Lễ Kỷ niệm.

Trong bài phát biểu của mình, ông Vijay Kumar Pandey cho biết TH rất hạnh phúc và kiên định đồng hành cùng VOAA và các ban, ngành trên con đường phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam - vì hạnh phúc đích thực và sự phát triển bền vững. Đó là một con đường dài và nhiều gian truân nhưng cũng thật vinh quang, kiêu hãnh khi nghĩ tới những di sản đáng tự hào mà chúng ta có thể để lại cho thế hệ mai sau thông qua những phương thức sản xuất hữu cơ bền vững ngày hôm nay.

Chủ tịch HĐTQ Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, ông Vijay Kumar Pandey

10h00: Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản và ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam trao 80 bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc phát triển NNHC.

Phó Chủ tịch VOAA, ông Trần Ngọc Thanh (hàng đầu thứ 2 từ trái sang) lên nhận bằng khen

Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, ông Nông Hải Việt (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) lên nhận bằng khen

Phó Chánh Văn phòng VOAA, Đặng Thị Bích Hường nhận bằng khen

Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, bà Từ Tuyết Nhung (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) lên nhận bằng khen

9h50: Ông Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và TSKH. Hà Phúc Mịch trao cúp cho các đơn vị có đóng góp cho sự phát triển NHHC Việt Nam.

9h45: Ông Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu chỉ đạo buổi Lễ. Trong bài phát biểu, ông Đỗ Văn Chiến đánh giá cao đóng góp của VOAA trong việc phát triển NNHC tại Việt Nam, đồng thời ghi nhận tâm huyết của Chủ tịch VOAA Hà Phúc Mịch và các cộng sự.

Ông Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam

9h28: Ông Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và TSKH. Hà Phúc Mịch trao giải cho các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc phát triển NNHC gồm: 17 cúp bạc và 18 cúp vàng.

9h18: TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch VOAA phát biểu chào mừng buổi Lễ.

9h15: Chương trình giới thiệu các vị lãnh đạo đến tham dự buổi lễ: Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Ông Lương Quốc Đoàn – Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam - Bà Đỗ Thị Thu Thảo – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam - Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản- Các đại diện của Tập đoàn TH, Quế Lâm và các đại biểu, khách quý...

9h12: Toàn thể lãnh đạo, đại biểu và khách quý làm lễ Chào cờ

9h00: Tiếp theo chương trình là tiết mục văn nghệ "Non Sông Ngàn năm gấm vóc", do NSƯT Hoàng Tùng - Linh Chi và Vũ Đoàn Lavender biểu diễn.

8h30: Buổi lễ mở đầu với bộ phim tài liệu về hành trình 10 năm kể từ ngày thành lập của VOAA với rất nhiều thông tin quý giá, kể về quá trình hình thành và phát triển với không ít khó khăn và trở ngại.

Các quan khách đã tề tựu đông đủ để tham dự buổi Lễ

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến (ngoài cùng bên phải) đến dự và thăm gian hàng tại Lễ kỷ niệm

Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Trần Ngọc Thanh (phải) giới thiệu sản phẩm hữu cơ cho Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến (đứng giữa)

8h25: Phát biểu bên lề hành lang buổi lễ, ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Thái Nguyên là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước. Phát triển cây chè hưu cơ là xu thế tất yếu, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên tập chung phát triển theo hướng hữu cơ để đảm bảo chất lượng và thương hiệu chè Thái Nguyên. Năm 2017 Thái Nguyên xây dựng được 6 mô hình và vừa qua 6 mô hình đã đạt chứng nhận hữu cơ theo TCVN 11041. Với 10 năm chặng đường tôi tin rằng Hiêp hội NNHCVN sẽ là lá cờ đầu trong cùng với dìu dắt các tỉnh, định hướng và đồng hành cùng các tỉnh để phát triển NNHC".

Ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (phải)

Bà Hạ Thuý Hạnh (áo trắng), Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm hữu cơ của HTX Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội)

8h15: Các đại biểu tham quan các gian hàng và các DN, HTX, cá nhân giới thiệu về các sản phẩm trưng bày tại buổi Lễ

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương, Bắc Kạn

Bà Từ Tuyết Nhung (trái), Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam chụp hình cùng các đại biểu

8h00:  Các lãnh đạo, quan khách, đại biểu đã tề tựu tại hội trường để chuẩn bị cho buổi Lễ.

7h30 - Dù còn khá sớm nhưng một số đại biểu đã có mặt tại Trung tâm phát thanh Truyền hình Quân đội. Bà Đỗ Thị Quyên, Giám đốc Công ty TNHH Mía đường Lam Sơn đã đến sớm để chia sẻ với PV của Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Quy, Giám đốc Công ty TNHH Mía đường Lam Sơn

Các đại biểu tham quan gian hàng của buổi Lễ

Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ lần thứ Nhất, năm 2017.

Buổi Lễ kỷ niệm vinh dự đón chào sự có mặt của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp, đối tác, bạn bè trong nước và quốc tế… với 400 đại biểu đến dự.

Ngoài chương trình thuộc về phần lễ, các đại biểu, người dân quan tâm còn có cơ hội trải nghiệm nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm hữu cơ đặc trưng của Việt Nam.

Vào những năm 2010, các vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh tật gia tăng do sử dụng thức ăn không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, tác động biến đổi khí hậu,… khiến chúng ta không khỏi lo ngại và trở thành vấn đề báo động đối với cuộc sống con người. Đặc biệt phải kể đến những tác động xấu của các sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo an toàn, thực phẩm độc hại đã ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe con người. Trong khi đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng xấu, khiến người dân không biết lựa chọn loại thức ăn, đồ uống gì an toàn và tốt cho sức khỏe của mình!

Trước những tồn tại thực tế ở nước ta lúc bấy giờ, xa hơn là nhìn từ xu thế thế giới, Việt Nam chưa có chính sách và chưa có phát động sản xuất, sử dụng sản phẩm an toàn, thực phẩm sạch, sản xuất hữu cơ. Bởi, chúng ta ở thời điểm đó, chỉ manh nha hoạt động sản xuất tự phát về nông nghiệp hữu cơ.

Nhìn nhận thấy những tác động từ việc sử dụng sản phẩm mất an toàn, những nhà khoa học, các tầng lớp yêu mến ngành nông nghiệp hữu cơ đã trăn trở rất nhiều. Bởi, nhìn ra thế giới, nếu ứng dụng sản xuất organic tại Việt Nam lúc đó sẽ đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro như: Không có chỗ dựa và định hướng cả về chính sách và tổ chức… Mặc dù, các tổ chức NGO (SIDSE, ADDA…) đã đầu tư các mô hình nông nghiệp hữu cơ nhưng không lan tỏa được…

Chỉ đến khi Dự án ADDA do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (VFU) và Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á - Đan Mạch (ADDA) phối hợp triển khai chuẩn bị kết thúc và thông qua đề nghị với các cơ quan nhà nước của lãnh đạo Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định thành lập Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vào ngày 31/10/2011 theo Quyết định 1820/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ.

 

Mô hình sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn, Hòa Bình.

Suốt thời gian 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam vận động hàng nghìn hội viên, có nhiều văn bản tư vấn, đề xuất cơ chế chính sách với các Bộ, ngành và kết quả đã được Bộ NN-PTNT, Chính phủ cụ thể hóa bằng chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.

Cụ thể, vận động tập hợp hàng ngàn hội viên cùng nhau đề xuất xây dựng chính sách nông nghiệp hữu cơ và đã trở thành hiện thực. Đến nay đã có Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp Hữu cơ ngày 29/8/2018; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041 về nông nghiệp hữu cơ; Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 1/11/2019 do Bộ NN-PTNT ban hành Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ.

Để có được kết quả đến ngày hôm nay, ngay từ Đại hội I Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (năm 2012), Hiệp hội đã lựa chọn phương châm: “Đi tắt, đón đầu, kết nối, hội nhập nông nghiệp hữu cơ thế giới” và đã mời lãnh đạo Tổ chức IFOAM quốc tế đến dự. Đặc biệt, trong suốt sứ mệnh lịch sử cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam từ đó đến này có sự quan tâm, ủng hộ của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, từ khi là Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đến nay là Chủ tịch nước cũng vẫn ủng hộ ngành nông nghiệp hữu cơ.

Đây cũng là nền tảng quan trọng để Hiệp hội có 3 lần tham gia hội nghị, hội thảo toàn quốc về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, phải kể đến “Diễn đàn quốc tế: Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Phát triển và hội nhập” diễn ra vào tháng 12/2017 do Bộ NN-PTNN, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và Tập đoàn TH phối hợp tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng tài sự kiện này.

Đáng chú ý, tại điểm 9 Điều 2 phần Tổ chức thực hiện của Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 nêu rõ: “Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp tham gia tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho hội viên thực hiện thực hiện thuộc thẩm quyền của Hiệp hội”.

Hiện nay, Hiệp hội là thành viên chính thức của Tổ chức IFOAM quốc tế, IFOAM châu Á. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 châu Á và thứ 3 ASEAN về tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Theo thống kế, đến nay, số lượng tỉnh, thành cả nước tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ tăng từ 46 tỉnh năm 2018 lên 57 tỉnh trong năm 2021 (hiện nay là 62 tỉnh thành).

Tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam khoảng trên 174.351ha, tăng 47% so với năm 2016; các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông đảo, có khoảng 17.174 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến có khoảng 555 đơn vị; nhà xuất khẩu là 60 doanh nghiệp và nhà nhập khẩu 40 doanh nghiệp; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 – 2016 và rất đa dạng, gồm: hè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị...

Nhấn F5 tiếp tục cập nhật...

Nhóm PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
Bác Tôm
Rau Tràng An
CODAS
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Tâm Đạt Hữu Cơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây