HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NNHC TẠI HUYỆN NA HANG & LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG

Thứ hai - 12/09/2022 05:10
Với mục tiêu hướng tới phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã chọn nông nghiệp hữu cơ là giải pháp để đáp ứng được mục tiêu này.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NNHC TẠI HUYỆN NA HANG & LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Na Hang, Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang có nhiều bứt phá. Với mục tiêu hướng tới phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã chọn nông nghiệp hữu cơ là giải pháp để đáp ứng được mục tiêu này.

Tháng 8, 2022 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch cùng đoàn công tác đã thăm và làm việc tại hai huyện Na Hang và Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang.


hỗ trợ NNHC Lâm Bình

Chủ tịch Hà Phúc Mịch phát biểu trong buổi làm việc với huyện Lâm Bình


Đoàn công tác chụp ảnh kỉ niệm với lãnh đạo huyện Lâm Bình

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ nói riêng trên địa bàn huyện: 

– Lâm Bình có diện tích đất rừng tự nhiên lớn 76738,9 ha – chiếm 88% diện tích toàn huyện, diện tích đất trồng lúa 1.490 ha, một phần đất còn được sử dụng để trồng cây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây công nghiệp ít.

– Là huyện vùng cao mới thành lập được hơn 10 năm, còn tỉ lệ đói nghèo cao.

– Huyện còn giữ được rừng tự nhiên với tỉ lệ rừng che phủ cao (trên 78%) – đây là vùng có đa dạng sinh học phong phú, còn nhiều gỗ quý và dược liệu quý hiếm, một trong những “lá phổi xanh” của phía Bắc nước ta. Đó là sự phấn đấu của nhiều thế hệ để giữ gìn, phát triển xanh gắn với kinh tế – du lịch sinh thái. Có thể nói rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ lớn, hầu như cả huyện là của “hồi môn” của các bậc tiền bối để lại. Huyện đã tổ chức các nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã trồng dược liệu giống bản địa rất quý hiếm nhưng còn quy mô nhỏ và đang triển khai. 

– Lâm Bình cũng đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả khác như: mô hình nuôi cá (cá lăng, cá chiên và cá bỗng) gắn với phát triển hệ sinh thái, bảo vệ môi trường (trung bình 100 tấn/năm). Mô hình lạc – lúa theo hướng hữu cơ gắn với chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm (sản lượng lạc: 6000 tấn/năm, lúa: 340 tấn/năm). Mô hình chè Shan Khau Mút (sản lượng 1500 tấn búp tươi/năm) gắn với hỗ trợ xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực cho các bộ hợp tác xã và đào tạo nghề cho lao động trong vùng sản xuất. Huyện cũng chú trọng đến phát triển một sản phẩm đặc sản mà ko phải ai cũng biết khi đến Lâm Bình, Tuyên Quang, đó chính là rượu Đao – đồ uống đặc sản, truyền thống của người Dao đỏ làm từ cây Đao.

– Huyện cũng đã và đang triển khai mô hình chăn nuôi dê thảo dược hữu cơ và lạc hữu cơ. Tuy nhiên, vẫn còn lúng túng về chuỗi giá trị đến sản phẩm cho người tiêu dùng như: công nghệ bảo quản, chế biến thịt dê hữu cơ và đầu ra cho gần 2000 ha lạc với phương thức chế biến sâu…

Đặc biệt, Lâm Bình còn có dự án xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phần mềm quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong đó có hữu cơ, hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sở hữu trí tuệ cho một số nông đặc sản danh tiếng của huyện (chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận).  

Song song với việc phát triển nông nghiệp thì Lâm Bình cũng chú trọng đến bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, khôi phục nghề làm đàn tính và khèn, sáo dân tộc, khôi phục nghề mây, tre đan… kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng.

Na Hang cũng là một huyện tiềm năng về phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Một số điểm nổi bật trong tình hình sản xuất nông nghiệp được nêu ra trong buổi làm việc: 

– Na Hang có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 4.608,4 ha chiếm khoảng 5,3% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất lâm nghiệp là 75.825,8 ha (87,8 %). Tổng diện tích mặt nước tự nhiên là 4.668,8 ha trong đó ao hồ: 63,8 ha; vùng lòng hồ: 4.500 ha, vùng hạ lưu vùng thủy điện 105 ha. Na Hang cũng là một huyện thực hành sản xuất có sự tham gia của cộng đồng, cũng là vùng sản xuất của 1 trong 5 huyện thuộc PGS Tuyên Quang (Participatory Guarantee Systems - Hệ thống đảm bảo có sự tham gia) hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi.

– Có cánh cung sông Gâm hùng vĩ và hồ thủy điện Tuyên Quang rộng lớn tạo nên cảnh quan đẹp tự nhiên, có thể ví như “vịnh Hạ Long” vùng núi. Huyện tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với du lịch dịch vụ, rất nhiều địa danh để thu hút, giữ chân du khách thập phương trong đó có thác Khuổi Nhi, đặc biệt thác nước đẹp như thiếu nữ này còn có loài cá “mát-xa” rất tự nhiên, hiếm nơi nào có được. Huyện sẽ xây dựng 3 vùng du lịch sinh thái gắn với đặc sản vùng theo phương thức sản xuất Nông nghiệp hữu cơ.  

Đặc biệt, huyện Na Hang có nhiều sản phẩm đặc sản nổi tiếng như:

– Chè đặc sản với diện tích 1.379,2 ha – sản lượng chè búp tươi đạt trên 5000 tấn/năm, chè Shan tuyết Na Hang ( Sơn Trà, Hồng Thái) đã được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Hiện tại, 85 ha chè tại các xã Sơn Phú, Sinh Long, Hồng Thái đang hoàn thiện thủ tục đề nghị chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

– Cây lúa nếp đặc sản diện tích 60 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 250 tấn/năm. Rau trái vụ diện tích 10 ha, sản lượng đạt trên 96 tấn có chứng nhận OCOP và Vietgap. Cây bí xanh thơm với diện tích 65ha sản lượng trên 1170 tấn.

– Cây ăn quả đặc sản: lê 106 ha sản lượng 92 tấn, hồng không hạt sản lượng 43 tấn, mận bản địa 1,3ha. Hiện tại huyện đang hoàn thiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đối với 3ha cây lê tại xã Hồng Thái.

– Chăn nuôi: tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò nhốt theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Sinh Long, Hồng Thái và các xã có điêu kiện khác. Chăn nuôi lợn đen với tổng đàn hiện tại có 21.625 con, đạt 155,6% mục tiêu đề ra năm 2022. Chăn nuôi thả gà đồi: tổng đàn gà hiện có 156 nghìn con, đạt 136,5% mục tiêu. Với diện tích mặt nước hơn 4.600 ha, Na Hang có tổng số lồng nuôi cá là 1121 lồng, trong đó có 768 lồng nuôi cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao với tổng sản lượng trên 450 tấn.


Chủ tịch Hà Phúc Mịch phát biểu trong buổi làm việc với huyện Na Hang

đoàn công tác tại Na Hang

Đoàn công tác chụp ảnh kỉ niệm với lãnh đạo huyện Na Hang

Những đề xuất được Hiệp hội và địa phương cùng ghi nhận:

  • Hiệp hội sẽ phối hợp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về NNHC, chuyển giao quy trình, công nghệ theo nhu cầu của địa phương.
  • Kết nối truyền thông về phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, đặc biệt về những thông tin chuyên ngành Nông nghiệp hữu cơ
  • Phối hợp triển khai xây dựng một số mô hình gắn liền với Nông nghiệp hữu cơ theo nhu cầu thực tế của cộng động và đề án của địa phương.

Hồng Ngọc – Văn phòng HH NNHC VN

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
CODAS
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Bác Tôm
Rau Tràng An
Tâm Đạt Hữu Cơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây