Nông nghiệp hữu cơ đang chủ đề ngày càng được quan tâm trong đời sống hiện đại. Chính vì vậy, nhiều Hợp tác xã (HTX) đã và đang phát triển theo hướng nuôi trồng kinh doanh sản phẩm hữu cơ.
Sáng 15/12/2023 tại Hà Nội, PGS Việt Nam (hệ thống đảm bảo có sự tham gia), đơn vị thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã tổ chức Đại hội lần thứ 7.
PGS Việt Nam thành lập từ năm 2008 trong dự án “Phát triển Khung sản xuất và Thị trường nông nghiệp hữu cơ tại miền Bắc Việt Nam 2005-2012” được thực hiện bởi ADDA và Hội Nông dân Việt Nam (VNFU). PGS Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) từ năm 2009 và cũng là thành viên của IFOAM Châu Á, tham gia tích cực trong mạng lưới nông nghiệp sinh thái Đông Nam Á (AliSEA) và Liên lục địa các tổ chức nông dân hữu cơ (INOFO), cùng góp sức thúc đẩy phong trào nông nghiệp hữu cơ thế giới và gây dựng phong trào nông nghiệp hữu cơ nước nhà.
Thông tin từ Ban tổ chức cho biết, đại hội sẽ là nơi hội tụ của hơn 250 đại biểu là toàn bộ các thành viên PGS Việt Nam, những nông dân sản xuất của 3 vùng Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình), Trác Văn (Hà Nam), các hệ thống PGS hữu cơ trên khắp cả nước, các doanh nghiệp, cửa hàng đang phân phối sản phẩm, những khách hàng thân thiết đại diện cho người tiêu dùng, các cơ quan, tổ chức quan tâm đang hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ, và đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn của nhà nước.
15 năm qua, PGS Việt Nam hoạt động độc lập, tự chủ, vận hành bởi sự tham gia của nông dân, và các bên liên quan. Được định hướng phát triển trong ngôi nhà chung của Hiệp Hội Nông Nghiệp hữu cơ Việt Nam, PGS Việt Nam với sự chung tay của cộng đồng, tuân thủ giá trị cốt lõi lấy sự minh bạch làm phương châm hành động, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nông dân trong sản xuất, khuyến khích sự tham gia để đảm bảo chất lượng hữu cơ, giúp nông dân tiếp cận sản phẩm ra thị trường.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban điều phối đã nỗ lực quản lý chất lượng của các Liên nhóm sản xuất tại Thanh Xuân (Sóc Sơn), Lương Sơn (Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam) bằng việc nghiêm minh trong thanh tra, giám sát, quản lý đầu vào, quản lý môi trường sản xuất. Ngoài ra, để quản lý gian lận, PGS Việt Nam đã sử dụng công nghệ kỹ thuật số mã QR để quản lý minh bạch trong hệ thống PGS.
Nông nghiệp hữu cơ đang chủ đề ngày càng được quan tâm trong đời sống hiện đại, khi tỷ lệ bệnh tật ngày càng tăng, đất đai dần thoái hóa, môi trường ô nhiễm do nông nghiệp hóa học gây nên. Chính vì vậy, nhiều HTX đã và đang phát triển theo hướng nuôi trồng kinh doanh sản phẩm hữu cơ.
Có thể kể đến Hợp tác xã Yến Dương – một tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất nông sản. Với đội ngũ thành viên là những người nông dân tận tâm và có kinh nghiệm, Hợp tác xã Yến Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong việc sản xuất và phát triển các sản phẩm nông nghiệp.
Các sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã Yến Dương bao gồm các loại rau củ quả và cây trồng thảo dược, được trồng và sản xuất theo phương pháp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
HTX Bái Thượng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nổi tiếng với mô hình sản xuất rau hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ rau sạch cho người dân Thủ đô. Năm 2008, HTX Rau hữu cơ Bái Thượng được thành lập với 11 thành viên, diện tích canh tác 7,7 ha đất nông nghiệp. Nhờ tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc HTX đề ra mà sản phẩm rau hữu cơ HTX Bái Thượng làm ra được tiêu thụ một cách nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích 21 ha hiện nay (tăng gần 3 lần so với năm 2008), trung bình mỗi tháng HTX đưa ra thị trường từ 25 – 40 tấn rau củ quả các loại, lợi nhuận thu về khoảng 2 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, mỗi thành viên có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/ tháng.
Thực phẩm hữu cơ là xu hướng được nhiều người tiêu dùng lựa. Chính vì vậy, các HTX đi theo hướng sản phẩm được nuôi trồng theo hướng hữu cơ, tự nhiên, thân thiện với môi trường sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.