Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ
“Dự án Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ”được tài trợ bởi Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á, Đan Mạch (ADDA) – Tổ chức Phi chính phủ của Đan Mạch, phối hợp thực hiện với Hội Nông dân Việt Nam từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2012 tại các tỉnh phía bắc bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh. Từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2012, Dự án lựa chọn các nhóm nông dân tiềm năng, thực sự mong muốn và quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ tại Sóc Sơn (Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình) để tiếp tục củng cố và phát triển sản xuất hữu cơ một cách bền vững.
1. Mục tiêu của dự án
Xây dựng khung sản xuất và thị trường thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ được người sản xuất và người tiêu dùng đánh giá cao
2. Các kết quả mong đợi của dự án (trong mối quan hệ tương tác)
3. Phát triển sản xuất
o Tiến hành khảo sát và triển khai các thí nghiệm đồng ruộng ruộng để xác định các biện pháp canh tác hữu cơ phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội tại miền Bắc Việt Nam
o Phát triển giáo trình nông nghiệp hữu cơ để đào tạo giảng viên nguồn (80 giảng viên nông dân) và huấn luyện hơn 4.000 nông dân phương pháp canh tác hữu cơ trên cây rau, cây ăn quả (nhãn, bưởi), chè và cá
o Thành lập hơn 80 nhóm nông dân sản xuất hữu cơ trên các khu vực đủ điều kiện về môi trường và con người
o Hiện có 25 nhóm sản xuất trên địa bàn Sóc Sơn và Lương Sơn cung cấp rau quả hữu cơ cho thị trường Hà Nội
o Thu nhập hàng tháng của người nông dân tham gia dự án tăng từ 50% -100%
4. Phát triển thị trường
o Giai đoạn 1 (2008 – 2009)
Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng àgia tăng nhu cầu về sản phẩm hữu cơ: năm 2009 sản lượng rau, củ, quả hữu cơ tiêu thụ hàng tháng đạt 8-10 tấn, đến năm 2010 con số này tăng lên gấp đôi đạt 18 -20 tấn/ tháng
Các hoạt động bao gồm: hội chợ, thăm quan đồng ruộng, chiến dịch tiếp thị xã hội
o Giai đoạn 2 (2009 – 2010)
Liên kết các nhóm sản xuất với thị trường thông qua các doanh nghiệp phân phối
Các hoạt động nhằm phát triển chuỗi cung cấp
Số lượng các công ty phân phối rau hữu cơ tăng từ 4 công ty vào năm 2009 lên 8 công ty trong năm 2010 và vẫn tiếp tục gia tăng.
5. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm hữu cơ (PGS)
o Phương pháp đòi hỏi có sự cùng tham gia của nhiều bên: nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng…với chi phí thấp nhưng cần nhiều thời gian
o Là hệ thống nội bộ, chỉ áp dụng cho các bên liên quan tham gia (bao gồm cả các siêu thị)
o Năm 2008, các bên liên quan đã đồng ý thiết lập hệ thống PGS (participatory guarantee system) là hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm hữu cơ
o Các hoạt động cụ thể (2009 – 2011)
Phát triển hệ thống PGS: Cơ cấu tổ chức, thiết lập tiêu chuẩn, phương pháp giám sát và đánh giá, mẫu biểu, thủ tục đăng ký…
Đào tạo thanh tra viên: 75 thanh tra nông dân đã được đào tạo
Ra quyết định và cấp chứng nhận PGS cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn
6. Kết quả đánh giá và cấp chứng nhận PGS
o Năm 2009: có 13 nhóm đăng ký và xin cấp chứng nhận PGS nhưng chỉ 1 nhóm Bái Thượng (Sóc Sơn) được cấp chứng nhận
o Từ năm 2010 – 2011
25 nhóm sản xuất với hơn 240 nông dân hoàn thành các thủ tục đăng ký ký xin cấp chứng nhận PGS: Sau khi tiến hành các thủ tục thanh tra, 16 nhóm rau, 1 nhóm nhãn và 1 nhóm bưởi đã được cấp chứng nhận hữu cơ PGS. Các nhóm được cấp chứng nhận PGS chủ yếu tại Sóc Sơn và Lương Sơn
Thanh tra định kỳ và thanh tra hàng năm: 1 nhóm bị đình chỉ chứng nhận (do trồng cây song song) 2 nhóm bị cảnh cáo và 16 nhóm được cấp lại chứng nhận.
Ban điều phối PGS cùng liên nhóm lấy mẫu rau để kiểm tra dư lượng bất thường khi cần thiết
o Từ năm 2011 – 2012: Dự án tiếp tục hỗ trợ các nhóm phát triển sản xuất, đặc biệt lĩnh vực giám sát và quản lý chất lượng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn PGS tại huyện Sóc Sơn (TP.Hà Nội) và huyện Lương Sơn (Tỉnh Hòa Bình)
o Lựa chọn những nông dân trong các nhóm hữu cơ có đủ điều kiện để triển khai thí điểm một số mô hình kết hợp trồng rau hữu cơ với chăn nuôi gà, lợn và gạo hữu cơ nhằm dần chuyển đổi nông dân sang hệ thống nông nghiệp hữu cơ khép kín bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.