Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại ( FFF) vận dụng PGS hỗ trợ nông dân vùng cao

FFF là tên viết tắt tiếng Anh “ The Forest and Farm Facility” – Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại của Tổ chức Nông Lương (FAO) của LHQ, được thực hiện tại 12 nước ở châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh.Tại Việt Nam, Trung Ương Hội Nông Dân Việt Nam (VNFU) là đối tác chính của Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF II được thực hiện tại 4 tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La.

Để hỗ trợ hiệu quả, lan tỏa ý nghĩa của chương trình và đảm bảo tính bền vững. Từ những bài học thành công của việc vận dụng  Hệ thống bảo đảm có sự tham gia (PGS) cho các sản phẩm hữu cơ trong dự án” Phát triển khung sản xuất và thị trường cho sản phẩm hữu cơ tại Miền Bắc Việt Nam 2005-2012” do ADDA và VNFU thực hiện, chương trình FFF đã đào tạo kiến thức nông nghiệp hữu cơ và hệ thống PGS cho các THT,

HTX của nông dân sản xuất nông lâm nghiệp ở cơ sở, nâng cao kiến thức và năng lực sản xuất, kinh doanh của nông dân sống dựa vào rừng, đặc biệt về tính cam kết, chịu trách nhiệm của nông dân về sản phẩm mình làm ra, qua đó kết nối sản phẩm ra thị trường, đảm bảo sinh kế bền vững dựa vào hệ sinh thái rừng cho nông dân.

Tâp huấn về công tác giám sát thanh tra trong PGS

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về nông nghiệp hữu cơ và nông lâm kết hợp, nông dân, các cán bộ của Hội Nông dân ở cơ sở và các cán bộ ngành nông nghiệp, các tổ chức hỗ trợ nông dân và cộng đồng ở địa phương đã được đào tạo chuyên sâu về hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS), được học về tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam TCVN 11041 và tiêu chuẩn hữu cơ PGS từ đó nông dân sẽ lựa chọn, áp dụng và làm theo.

Các nhóm nông dân tham gia FFF đã được hình thành, liên kết lại  và thành lập các THT, HTXt. 35 THT, HTX  đang trồng rừng và quản lý rừng bền vững, canh tác nông lâm nghiệp hữu cơ đã hình thành mạng lưới ở từng địa phương,  tạo hiệu ứng, tâm lý tốt và niềm tin cho nông dân, đã dần làm thay đổi nhận thức của họ sau khi được học, được thực hành, được tham quan chia sẻ kinh nghiệm  với những nông dân hữu cơ đang sản xuất hiệu quả trong mạng lưới PGS của Hiệp Hội Nông Nghiệp Hữu cơ Việt Nam.

Hình thành và cách tổ chức một nhóm nông dân trong PGS

Từ những e ngại ban đầu về những “ khắt khe “ của nông nghiệp hữu cơ, thậm chí có nông dân định ” bỏ cuộc” với nhiều lý do khác nhau,  về hoàn cảnh riêng, nhưng với  phương pháp đào tạọ, tư vấn thực hành nông nghiệp hữu cơ một cách cơ bản, có hệ thống, kết hợp “ học đi đôi với hành”, các nhóm nông dân được thực hành, được quan sát sự thay đổi của đất, của hệ sinh thái, môi trường qua ứng dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ, và được kết nối thị trường thông qua chuỗi, nay họ đã thay đổi, trở thành hạt nhân tích cực, những lãnh đạo HTX năng động trong sản xuất, kinh doanh, đang thúc đẩy mạnh mẽ  sản xuất hữu cơ tại địa phương, tạo ra các sản phẩm hữu cơ có chất lượng, thu nhập của HTX và các thành viên cũng  được cao hơn, tạo sự lan tỏa trong nông dân chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Chị Ma Thị Ninh – Giám đốc HTX Yến Dương thuộc PGS Bắc Kan trong một bài báo của FAO

Được PGS Việt Nam hỗ trợ và Trung tâm Nông Nghiệp hữu cơ(COA) , Đại học Lâm nghiệp cung cấp đào tạo, tư vấn, hệ thống PGS  hữu cơ  cho các tỉnh Hòa Bình, Bac Kan đã chính thức được thành lập dưới sự ủng hộ  của Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý , các đơn vị chuyên môn. đặc biệt là sự quyết tâm của Hội Nông Dân các tỉnh. Hiện nay PGS Băc Kạn, và PGS Hòa Bình do Hội Nông dân tỉnh điều phối.

Tham gia Ban điều phối có  thành viên đại diện  các cơ quan chuyên môn ở địa phương, doanh nghiệp, các tổ nhóm nông dân sản xuất, HTX đang sản xuất hữu cơ. Hội Nông dân Sơn La, Yên Bái đang trong tiến trình đào tạo và hình thành  các PGS tại địa phương mình.

Các hoạt động sản xuất của nông dân FFF được giám sát trong PGS và sản phẩm sau khi được công nhận đạt chuẩn sẽ được FFF và PGS cấp tỉnh kết nối với doanh nghiệp và các hệ thống phân phối sản phẩm hữu cơ theo chuỗi ra thị trường địa phương và các thị trường xa hơn. Sản phẩm hữu cơ được nhận diện cùng logo của riêng các PGS sẽ phải khẳng định được chất lượng và uy tín của mình bằng sự tin dùng sản phẩm của người tiêu dùng, sẽ là động lực to lớn tiếp sức cho sự lan tỏa để sản phẩm được tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng của liên minh các PGS Việt Nam do Hiệp Hội NNHC chịu trách nhiệm điều phối và giám sát.

Giống nếp Tài bản địa của PGS Bắc Kan đang chuyển đổi hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam
Thiết lập mạng lưới PGS, tổ chức giám sát nội bộ tốt, cung ứng các sản phẩm hữu cơ chất lượng vào thị trường trong nước, sẽ là nền tảng căn bản vững chắc cho các HTX tiếp cận chứng nhận quốc tế đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam hội nhập quốc tế

Tác giả: Mrs. Vũ Lê Yvoan – Cố vấn chương trình FFF Việt Nam – Thành viên Ban điều phối PGS Việt Nam