Danh mục đầu vào được chấp thuận cho sản xuất hữu cơ

Danh mục đầu vào được chấp thuận cho sản xuất hữu cơ

Giới thiệu các loại nguyên vật liệu được chấp thuận cho phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ theo Tiêu chuẩn PGS
PHẦN 1: ĐẦU VÀO CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

A= Được phép sử dụng

R= hạn chế (phải được phê chuẩn của PGS trước khi sử dụng)

Đầu vào

A/R

Chi tiết và điều kiện

Phân động vật bao gồm phân gà; vịt; lợn; bò và trâu và phân dơi v.v…

R

§  Về nguyên tắc là tất cả phân động vật phải được ủ nóng hoặc để lâu cho thật khô đi trước khi sử dụng.

§  Phân gà và các loại phân động vật khác lấy từ các trại nuôi thương mại không được phép sử dụng.

§  Nông dân phải thu gom phân động vật mà mình đang nuôi.

§  Có thể sử dụng phân động vật chăn thả tự nhiên từ bên ngoài trang trại của mình (nếu như đã được ủ nóng hoặc để khô ngấu)

Tro gỗ (do đốt gỗ)

R

§  Chỉ được dùng tro từ gỗ (không phải than củi) để làm nguồn kali (K).

§  Tốt nhất là thường xuyên dùng một lượng nhỏ vì K ngấm xuống đất ẩm rất nhanh. Nếu cất trữ tro thì phải che đậy vì nếu nước mưa vào sẽ làm K tan rất nhanh.

§  Tốt nhất là trộn tro với phân ủ thành phẩm để tránh làm tăng độ pH đất.

Phân ủ

A

§  Vật tư đầu vào để làm phân ủ phải được thu gom từ chính trang trại. Không được dùng rác thải đô thị.

§  Có thể lấy các loại vật tư đầu vào từ bên ngoài như rơm, vỏ trấu, cây xanh, phân động vật và vỏ hạt cà phê

§  Phân ủ nóng có khoảng từ 10 – 20% phân chuồng cộng với cây xanh và một ít rơm hoặc vật liệu tương tự. Đống ủ cần được nóng lên tới > 60 °C trong 8-15 ngày và khi nó bắt đầu nguội đì thì cần phải đảo lên rồi ủ tiếp. Phân ủ có thể đưa vào sử dụng khi thấy có giun xuất hiện trong hỗn hợp phân.

§  Được phép dùng chất kích hoạt phân ủ EM (vi sinh có lợi) kể cả phương pháp ủ phân bokashi.

Phân vi sinh

R

§  Chỉ những sản phẩm được PGS-ADDA phê chuẩn thì mới được sử dụng. Những sản phẩm này gồm các sản phẩm “Tự nhiên” và phân vi sinh Việt Nam.

§  Cấm sử dụng phân vi sinh có dẫn xuất từ than bùn.

Phân khoáng

R

§  Được phép sử dụng từ các nguồn đã được phê chuẩn – những loại khoáng này phải được chứng nhận hữu cơ hoặc được Tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia Việt Nam hay PGS phê chuẩn

§  Ví dụ: đá khoáng phot phát (lân) có thể sử dụng  với điều kiện phải nghiền thật nhỏ trước khi bón vào đất.

§  Chỉ được sử dụng làm nguồn bổ sung.

Đá trầm tích

A

§  Được sử dụng bổ xung cho đất khi cần.

Đá vôi

A

§  Được sử dụng bổ xung cho đất khi cần.

Vỏ trấu

A

§  Không có giá trị dinh dưỡng nhưng có thể được sử dụng làm lớp phủ hoặc ủ phân để giữ dinh dưỡng lại.

Rơm, Rạ

A

§  Có thể đưa vào để ủ phân hoặc sử dụng làm lớp phủ đất. Nếu dùng rơm rạ đã lót ổ cho gia súc thì phải ủ nóng trước khi đem ra ruộng sử dụng .

EM (vi sinh có ích)

A

§  EM lỏng được phép dùng và có thể mua ở các cửa hàng tại địa phương.

Dinh dưỡng vi lượng

R

Dinh dưỡng vi lượng bao gồm: đồng, cô ban, sulphat, selen,bo, mangan, mô líp đen, kẽm, i ốt, sắt.

Ưu tiên sử dụng nguồn (khoáng chất) tự nhiên. Nếu không có nguồn khoáng chất tự nhiên thì có thể sử dụng dinh dưỡng tổng hợp khi cây trồng và đất có biểu hiệu rõ sự thiếu hụt các loại dinh dưỡng vi lượng này. Không được phép sử dụng Nitrate và chlorua.

Vật liệu thực vật (các loại cây họ đậu). Ví dụ như: điền thanh(sesbania), Cây vông(erithryna),  lạc dại (Arachis pintoi), muồng (gliracidia)đậu triều (pigeon pea)

A

Vật liệu từ các loại cây họ đậu (lá và cành) được thu gom có thể dùng để làm lớp phủ xung quanh gốc cây trồng và dùng ủ phân.

Giá thể nuôi nấm (Mushroom compost)

R

Được sử dụng với điều kiện là nó không bị xử lý bằng thuốc trừ nấm để diệt các bào tử.

Rỉ đường

A

Được sử dụng khi ủ các vật liệu xanh như một loại thức ăn cho vi sinh vật.

Phân giun, hạt phân và nước dịch do giun thải ra

A

Nuôi giun bằng chất thải có nguồn gốc thực vật thì tốt hơn nuôi bằng phân động vật vì phân động vật sử dụng làm phân ủ hoặc bón trực tiếp sẽ có hiệu quả sử dụng cao hơn. Phân động vật không được phép sử dụng trong sản xuất cây trồng thì cũng không được dùng để nuôi giun.

Sử dụng hạt phân giun trực tiếp cho đất hoặc dùng như phân nước bằng cách pha tỉ lệ 10-20 lít nước/lít dịch lỏng do giun thải ra tưới cho cây

 

PHẦN 2: ĐẦU VÀO QUẢN LÝ SÂU, BỆNH VÀ CỎ DẠI

A= Được phép sử dụng

R= hạn chế (phải được phê chuẩn của PGS trước khi sử dụng)

Đầu vào

A/R

Mô tả và điều kiện

Bẫy côn trùng

A

Có nhiều loại bẫy khác nhau: Bẫy dính (có chất dẫn dụ hoặc keo/mỡ) bẫy đèn.

Lưu huỳnh

A

Dùng để kiểm soát nấm mốc nhưng phải dùng một cách thận trọng, lá có thể bị cháy nếu dùng khi thời tiết quá nóng.

Đồng

R

Kiểm soát nấm và vi khuẩn. Có các sản phẩm đồng khác nhau. Thận trọng khi sử dụng, tránh phun quá mức.

Có thể sử dụng hỗn hợp Boocđô (gồm sunphat đồng, đá vôi nung và nước) để trị nấm cho cây trồng thông thường với tỉ lệ 40:40:4 và dùng ngay lập tức. Có thể làm cháy lá.

Vi sinh

A

Có thể sử dụng trừ sản phẩm biến đổi gen (GMO’s)
Thuốc muối (Sodium bicarbonate)

R

Kiểm soát nấm đặc biệt là nấm mốc sương. Tỉ lệ từ 5-10 gam trên 1 lít nước

Côn trùng có ích

A

Có thể được đưa vào để kiểm soát sinh học.

Dầu khoáng

R

Kiểm soát côn trùng, thường được sử dụng cùng nước  với tỉ lệ 1%

Thuốc vi sinh BT (Bacillus thuringensis)

R

Ngoại trừ loại có nguồn gốc biến đổi gen (GMO)

Các loại cây xua đuổi

A

Cỏ xả, cỏ chanh v.v…

Hoa cúc

R

Chất pyrethrum tự nhiên có trong hoa cúc có thể dùng để kiểm soát côn trùng nhưng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các sinh vật ăn mồi đặc biệt là trên cây họ cam quýt

Chất dẫn dụ (Pheromone)

A

Dùng để thu hút côn trùng, thường được đưa vào bẫy.

Thuốc lá

R

Nước trà thuốc lá được phép sử dụng để kiểm soát côn trùng và ngâm hạt trước khi trồng. Cấm sử dụng nicotine nguyên chất vì tính độc hại cao đối với động vật máu nóng (LD50=55).

Cây dây mật (Derris spp)

R

Ít độc hơn thuốc lá nhưng có thể làm bỏng da. Dùng để kiểm soát bọ cánh cứng, côn trùng và côn trùng biết bay. LD50=132. Khi sử dụng cho rau ăn lá phải cách ly ít nhất 7 này trước khi thu hoạch. Không nên dùng ở nơi gần nguồn nước vì sẽ gây độc cho cá.

Các chất dính

A

Dùng xà phòng mềm

Chiết xuất từ thực vật

R

Thận trọng khi sử dụng vì nó có thể làm hại đến côn trùng có ích. Chiết xuất từ nhiều loại thực vậy khác nhau thường được ngâm trong nước và dùng như trà

Xoan Ấn Độ (Neem)

R

Kiểm soát côn trùng (thường có bán ở dạng lỏng) nhưng có thể được làm từ nguồn xoan địa phương.

Viruses

A

Phải là loại không có nguồn gốc biến đổi gen. Có thể dùng để kiểm soát côn trùng gây hại v.v…

Dung dịch phân ủ

Dung dịch pha loãng (một lít dịch chiết từ phân ủ  pha loãng với 10 – 20 lít nước sạch) Dùng để kiểm soát các bệnh do nấm gây ra như bệnh chảy mủ do nấm (Phytophthera).

Kiểm soát cỏ dại

R

Cấm sử dụng tất cả các loại thuốc diệt cỏ. Sử dụng che phủ đất bằng nguyên liệu thực vật hoặc tấm nhựa.

Dấm

A

Kiểm soát bệnh, cỏ dại và côn trùng có hại. Pha loãng trước khi phun.

 

PHẦN 3: SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG TRONG KHO CHỨA

A= được phép sử dụng

R= hạn chế (phải được PGS phê chuẩn trước khi dùng)

Đầu vào

A/R

Chi tiết và điều kiện

Bẫy các loài gây hại

A

Có nhiều loại bẫy như bẫy cơ học, bẫy dính, bẫy đèn.

Cần xử lý các xác chết sau khi bẫy (chuột) cẩn thận v.v

Tro gỗ

A

Trộn với hạt giống để kiểm soát côn trùng

Dầu động cơ (đã sử dụng)

R

Dùng làm bẫy côn trùng (kết hợp với tia cực tím)

Dầu thực vật

A

Được sử dụng bảo quản hạt giống khi cất trữ

Chất Pyrethrin tự nhiên(chiết xuất từ hoa cúc)

R

Chỉ được sử dụng ở nơi bảo quản, không được để tiếp xúc với sản phẩm hữu cơ

Chất dẫn dụ

A

Các chất thu hút côn trùng vào bẫy và để giảm số lượng côn trùng.

Sóng siêu âm

A

Dùng làm cho côn trùng khó chịu là lạc lối.

 

PHẦN 4: SẢN PHẨM DÙNG ĐỂ VỆ SINH VÀ TẨY TRÙNG

A= được phép sử dụng

R= hạn chế (phải được PGS phê chuẩn trước khi dùng)

Đầu vào

A/R

Chi tiết và điều kiện

Dầu rửa bát

A

Dùng để rửa đồ chứa và thiết bị dùng trong chế biến thực phẩm.

Bột giặt

A

Dùng để rửa thiết bị và khu vực xung quanh

Ethyl alcohol

A

Dùng để rửa đồ chứa

Nước oxy già (Hydrogen peroxide)

R

Chỉ dùng để tẩy trùng thiết bị chế biến và phải rửa lại bằng nước nóng trước khi bắt đầu chế biến.