TRẢI LÒNG CỦA ''THUYỀN TRƯỞNG" PGS HỮU CƠ VIỆT NAM (P2)

Thứ hai - 31/10/2022 22:51
Đối với PGS Việt Nam, hành trình sang năm thứ 15 không quá dài, không quá ngắn nhưng đó là một chặng đường "đủ" để thấy nỗ lực, sự "trăn trở" của những người đồng hành. Chúng tôi viết nhiều, nói nhiều, nhưng chưa có một lần nói về người "thuyền trưởng" của chúng tôi. Hòa chung vào không khí của Lễ Kỷ niệm và Tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2022 của Hiệp hội NNHC Việt Nam, chúng tôi xin được viết về PGS qua chia sẻ của bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam, người đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
TRẢI LÒNG CỦA ''THUYỀN TRƯỞNG" PGS HỮU CƠ VIỆT NAM (P2)
  1. Từ khi PGS Việt Nam được hình thành, đã giúp bà con nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất ra sao?
Sau gần 15 năm kể từ khi thành lập PGS vào tháng 12/2008, cùng sự ra đời của các chính sách hỗ trợ NNHC của nhà nước từ 2017, đã kích thích sự xuất hiện của nhiều mô hình sản xuất hữu cơ nói chung và vận dụng phương pháp tiếp cận PGS nói riêng. Dù chưa được chính thức công nhận tại Việt Nam, PGS được nhà nước khuyến khích đang lan tỏa bởi giá trị của nó dần được định hình thông qua các mô hình đang được vận dụng từ các cấp cơ sở.
PGS huy động các nguồn lực của xã hội, nâng cao năng lực và tính trách nhiệm của tập thể và cá nhân. Tham gia vào PGS, đã làm tăng nhận thức và năng lực của người sản xuất, người kinh doanh và các tổ chức địa phương trong quá trình cùng vận hành hệ thống, giải quyết khó khăn và cùng ra quyết định mang tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển của PGS. PGS đã tập hợp nông dân sản xuất nhỏ tạo một mạng lưới cơ sở có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức sản xuất có kỷ luật và thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tận bàn ăn. PGS còn tạo môi trường cho nông dân sản xuất nhỏ tham gia các cuộc hội họp, sự kiện các chương trình đào tạo để học tập, giao lưu và chia sẻ kiến thức kinh nghiệm sản xuất với nhau. Qua đó, nông dân PGS tự chủ, tự tin thiết lập và cải thiện mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội
Vườn rau hữu cơ của nông dân PGS Liên nhóm Thanh Xuân
Vườn rau hữu cơ của Nông dân PGS - Liên nhóm Thanh Xuân
 
Vườn rau xen canh của nông dân PGS hữu cơ
 
  1. Hiện nay, niềm tin của người nông dân đã "trao trọn" cho PGS Việt Nam chưa?
Được gọi là hệ thống chứng nhận có sự tham gia cộng đồng, khác với chứng nhân độc lập của bên thứ ba, PGS mang trọng trách tìm kiếm và kết nối sản phẩm của nông dân ra thị trường và đảm bảo sản phẩm hữu cơ đáng tin cậy. Thị trường luôn là điểm mấu chốt để thúc đẩy sản xuất và vì thế, việc tìm kiếm những nhân tố thương mại có quan điểm xã hội tốt để tham gia vào hệ thống, thiết lập chuỗi, hợp tác và hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm ra thị trường là điểm khác biệt lớn đầy thách thức của PGS. Sản xuất hữu cơ cần phải trải qua giai đoạn chuyển đổi đầy thách thức trong khi loại trừ hóa chất để thiết lập lại trật tự tự nhiên của hệ sinh thái, năng suất sẽ bị sụt giảm trầm trọng, giá bán lại như sản phẩm an toàn khác khi chưa được phép gọi là sản phẩm hữu cơ. Đây chính là điểm khó khăn nhất khi thuyết phục nông dân tin tưởng PGS và sẵn sàng chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. PGS được thiết lâp cần sự khởi xướng của các dự án phát triển, kết nối của các nhà bán lẻ, các doanh nghiệp thương mại ngay từ ban đầu thiết lập chuỗi và cam kết cùng đồng hành hỗ trợ nông dân vừa tham gia giám sát đảm bảo chất lượng sản xuất, vừa chia sẻ với nông dân những lúc khó khăn bởi sự bất ổn của thời tiết và thị trường.   
Rau PGS hữu cơ được bán tại chuỗi cửa hàng TPS Bác Tôm​​
Rau PGS hữu cơ của khách hàng 'khoe'
Rau PGS hữu cơ được khách hàng "khoe"
 
Rau PGS hữu cơ được bán tại chuỗi 38 cửa hàng TPS Sói Biển
 
3. Nhìn lại chặng đường đã qua, điều gì khiến PGS Việt Nam tự hào nhất?
Nhìn lại những bước đi thăng trầm của PGS trong gần 15 năm qua, mới thấy tiến trình phát triển của PGS Việt Nam thật chậm, nhưng nó cho thấy sự cẩn trọng và trung thành của PGS với giá trị cốt lõi của mình, đó là mọi hoạt động tạo ra sản phẩm hữu cơ đều phải có khả năng kiểm soát được. Kể từ khi dự án kết thúc vào tháng 9/2012 sau 7 năm thực hiện và sau 3 năm PGS ra đời, không còn bất cứ sự hỗ trợ nào từ dự án, định mệnh của PGS đã được chính nông dân quyết định. Mong muốn được tiếp tục vận hành PGS đã được khởi xướng từ chính người nông dân đã cho thấy tính thực tiễn của PGS. PGS Việt Nam tự thân hoạt động bởi chính sự tham gia trực tiếp của nông dân, người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các tổ chức phát triển xã hội, đã được các tổ chức vận dụng trong dư án của mình và lan tỏa ở nhiều tỉnh thành. PGS Việt Nam thực sự tự hào là một trong 6 PGS được IFOAM - một tổ chức phát triển NNHC Quốc tế có uy tín nhất, chính thức công nhận trong số 235 PGS ở 77 quốc gia
Sản phẩm Gạo, Dầu Lạc PGS hữu cơ Huế được trưng bày tại Tp. HCM
Đại biểu và người tiêu dùng tại triển lãm rất quan tâm đến sản phẩm PGS hữu cơ
PGS Việt Nam - 1 trong 6 PGS được IFOAM công nhận trong tổng số 235 PGS ở 77 quốc gia
Những người nông dân "có tuổi" vẫn đam mê sản xuất

Bài viết có nhiều phần, đọc phần 1 tại đây: Người "thuyền trưởng" PGS Hữu cơ Việt Nam (P1)
 
 
PV: Mai Chiến
Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Hình ảnh: HHNNHC Việt Nam
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Bác Tôm
CODAS
Rau Tràng An
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây