HỮU CƠ PGS: THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG HAY XUẤT KHẨU

Chủ nhật - 28/08/2022 22:56
HỮU CƠ PGS: THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG HAY XUẤT KHẨU

Sản xuất hữu cơ bản chất là thuận tự nhiên, hạn chế tối thiểu tác động từ bên ngoài mà vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Sự thích ứng về kỹ thuật đó cũng áp dụng với khía cạnh môi trường và sức khỏe: sản xuất ở đâu ưu tiên bán đó. Nghĩa là thị trường địa phương cần được ưu tiên cao nhất, thay vì vận chuyển đi xa. Hữu cơ PGS lại càng định hướng thị trường địa phương. Vì sao lại như vậy? Tác động của nguyên tắc này lên chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các tỉnh cần thay đổi như thế nào?

Trước hết nhìn từ khía cạnh môi trường, việc tiêu thụ tại địa phương giúp hạn chế tiêu hao nhiên liệu vận chuyển gây tổn hại môi trường. Mặt khác, với trường hợp vận chuyển động vật sống thì còn gây stress cho chúng, làm suy giảm giá trị phúc lợi động vật. Chưa kể yếu tố này còn gây hại đến chất lượng sản phẩm, do động vật bị stress sẽ tiết ra nhiều chất độc hại tồn dư trong thịt. Ví dụ với trường hợp lợn đã thí điểm cho thấy khi bị stress quá nặng trước khi giết mổ thì sau đó nồng độ axit trong thịt tăng lên, theo đó không những chất lượng giảm mà thời gian bảo quản cũng bị rút ngắn.


Hữu cơ PGS: thị trường địa phương hay thị trường xuất khẩu?

Ảnh: Wendy – pexels  & Lucas Van – unsplash

Nhìn từ khía cạnh sức khỏe thì có vẻ ít rõ ràng hơn do tính toàn cầu hóa và sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã đưa con người lên tầng mức mới về ăn uống: càng lạ, càng quý, càng ngon, càng bổ béo. Con người ngày nay đã trở nên no đủ nên luôn tìm kiếm đồ nhập khẩu để tạo cảm giác ngon do lạ miệng và có thể cả thể hiện đẳng cấp, và với định kiến bổ sung dinh dưỡng. Thực tế lịch sử của ông cha ta và khoa học chính thống lại cho thấy điều ngược lại: Thực phẩm bản địa đã đủ cung cấp mọi dưỡng chất cần thiết, và phù hợp nhất với người địa phương rồi. Điều này cũng được thực chứng qua bảng xếp hạng 5 khu vực có người dân sống thọ nhất thế giới thì 3 vị trí đầu bảng là các hòn đảo (Okinawa – Nhật, Sardinia – Ý, Ikaria – Hy Lạp). Chính vị trí địa lý biệt lập tưởng bất lợi nhưng lại giúp duy trì lối sống tự cung tự cấp tại chỗ. Khía cạnh sức khỏe dễ thấy hơn của thực phẩm bản địa là sự tươi mới do thời gian từ thu hoạch đến bàn ăn ngắn đã giúp giữ nguyên enzyme dồi dào trong thực phẩm, một yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên chất lượng cho sức khỏe, theo bác sỹ Hiromi Shinya.

Với góc nhìn ưu tiên thị trường bản địa như vậy thì sản xuất hữu cơ ở các tỉnh cũng cần phải tái định hướng chiến lược: song song với sản xuất thì cần xây dựng kênh phân phối địa phương, thay vì tập trung vào các 3 thành phố lớn như lâu nay. Qua khảo sát thực tế các tỉnh lẻ cũng cho thấy đã đến thời điểm xây dựng thị trường hữu cơ cho các tỉnh nghèo nhất. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây, một số cửa hàng thực phẩm sạch nhỏ đã được mở và tồn tại ở các tỉnh như Quảng Trị và Quảng Bình. Làm thực phẩm hữu cơ không những yêu cầu kiến thức kỹ thuật, mà cả sự kiên trì và kiến thức kinh tế – thị trường để hoạch định chính sách phù hợp.

 
thị trường hữu cơ PGS

Đảo Okinawa – Nhật Bản nằm tách biệt với những khu vực xung quanh

Xuất khẩu: ở đây ngụ ý là không đi quá xa, không nhất thiết là sang nước khác

Trần Mạnh Chiến – CEO chuỗi cửa hàng Bác Tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên và Đối tác
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Tràng An
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Bác Tôm
CODAS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây