Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn

Thứ sáu - 24/02/2012 11:15
Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn

Tiêu chí

Rau hữu cơ

Rau an toàn

Đất

Được quy hoạch thành vùng và  được trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài

Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác

Được kiểm soát, độ màu mỡ của đất ngày càng được cải thiện và duy trì.

Được quy hoạch thành vùng, có thể được cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu xét nghiệm

Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô nhiễm cao

Nước

Lấy từ giếng khoan hoặc đào. Được xét nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ

Được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo nguồn nước tưới không bị nhiễm hóa chất và kim loại nặng

Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng khoan. Có thể được cơ quan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm

Khó kiểm soát được nguy cơ ô nhiễm tiềm tàng

Dinh dưỡng

 

 

 

Không được phép sử dụng phân hóa học, các chất kích thích sinh trưởng và các sản phẩm biến đổi gen. Chỉ sử dụng các đầu vào hữu cơ được kiểm soát gồm:

-Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ chính được sử dụng để bón vào đất tạo môi trường cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt để phân hủy chất hữu cơ cho cây trồng sử dụng 

-Cây phân xanh,  đậu tương, ốc bươu vàng, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương gà, cá, lợn vv…và phế thải nhà bếp được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng bổ xung cho cây khi cần

Cung cấp dinh dưỡng một cách tự nhiên theo nhu cầu của cây trồng thông qua tiến trình hoạt động của các vi sinh vật.

Được sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, phân bón lá các chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón hóa học:

Phân hóa học chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, không nuôi dưỡng đất. Thường bị lạm dụng để tăng năng suất dẫn đến phá hủy môi trường đất, nước và không khí. Sản phẩm dễ bị tồn dư hóa chất độc hại cao gây tổn hại sức khỏe người sản xuất và người sử dụng.

Bảo vệ thực vật

Không được phép sử dụng thuốc BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh:

-Tăng cường đa dạng sinh học bằng cách trồng xen canh, luân canh các loại cây khác nhau, kết hợp các loại cây dẫn dụ, cây xua đuổi, cây phân xanh vv… để duy trì mối cân bằng giữa các sinh vật sống trong hệ canh tác

-Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả (không có hóa chất) và các chế phẩm tự chế từ thảo mộc như gừng, tỏi, rượu, hoặc các chế phẩm sinh học được PGS cho phép để kiểm soát sâu bệnh hại khi cần thiết

Kiểm soát tốt, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau.

-Được phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa chất có trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp với thời gian cách ly nhất định

-Chủ yếu trồng độc canh, không quan tâm nhiều đến xen canh, luân canh và đa dạng sinh họcà nhiều sâu bệnh hại à tăng cường phun thuốc trừ sâu bệnh, khó đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch

Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm cao

Năng suất

Thấp hơn 25%-40% so với sản xuất thông thường

Năng suất cao

Chất lượng

Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất thông thường nên tích lũy được nhiều dinh dưỡng.

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin cao

Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng năng suất. Tích lũy được ít dinh dưỡng do thời gian sinh trưởng bị rút ngắn.

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin thấp, trữ nhiều nước

Giám sát

Có các bên liên quan bao gồm các công ty phân phối, người tiêu dùng, liên nhóm,Ban điều phối PGS cùng tham gia giám sát thường xuyên

Kiểm soát và truy xuất được nguồn gốc, Có thể quy trách nhiệm tới từng cá nhân. Có xử phạt nghiêm minh

 Không có ai giám sát, chủ yếu dựa vào sự “tự giác” của người sản xuất.

Khó tin cậy, khó truy xuất được nguồn gốc, không có khả năng quy trách nhiệm được tới từng cá nhân.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên và Đối tác
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Tràng An
CODAS
Bác Tôm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây