Những kiến thức cơ bản và các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cũng như các kỹ thuật canh tác trên cây rau đã được giới thiệu trong khóa huấn luyện. Các kiến thức trên lớp đồng thời được các giảng viên trực tiếp hướng dẫn áp dụng ngay trên đồng ruộng trong khu vực sản xuất hữu cơ Thanh Đông vào các buổi chiều. Để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, song song với đào tạo kỹ thuật sản xuất, PGS Việt Nam đã giúp Hội An thiết lập hệ thống PGS riêng để giám sát thanh tra và cấp chứng nhận cho các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất rau hữu cơ đầu tiên tại Miền Trung xây dựng hệ thống PGS riêng và áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam đã được IFOAM công nhận.
Khu vực sản xuất hữu cơ thôn Thanh Đông
Trong khuôn khổ dự án ADB có số hiệu TA 8163 “Hỗ trợ nông nghiệp then chốt giai đoạn 2, các nước tiểu vùng sông Mekong”, IFOAM với vai trò tư vấn đã chính thức lựa chọn Hội An là một trong 2 mô hình điểm taị Việt Nam để hỗ trợ phát triển PGS. Hy vọng với sự ủng hộ lớn lao từ chính quyền Thành phố, UBND xã Cẩm Thanh, tổ chức ACCD cùng sự hỗ trợ tư vấn từ IFOAM, đặc biệt với sự quyết tâm của nông dân thôn Thanh Đông, hệ thống PGS Hội An sớm đi vào hoạt đông để các sản phẩm của vườn rau hữu cơ sẽ được giám sát, thanh tra và cấp chứng nhận PGS, người dân Hội An sẽ sớm có rau hữu cơ trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn